Xông hơi: phương pháp chữa cảm cúm hiệu quả
Xông hơi là phương pháp dân gian được áp dụng từ xa xưa để giải cảm, hạ sốt phong hàn… Ngoài ra còn giúp hạ huyết áp và giải độc cho cơ thể. Phương pháp này chữa bệnh dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt cơ thể thông qua quá trình bài tiết mồ hôi, từ đó giúp sức khỏe dần hồi phục.
Xông hơi là liệu pháp gây tác động nhiệt lên cơ thể, làm nóng và kích thích cơ thể bài tiết mồ hôi và chất độc. Bình thường, nhiệt độ cơ thể ổn định là nhờ sự lưu thông ở tuyến da, tuy nhiên, khi bị cảm lỗ chân lông bị hàn khí xâm nhập làm bít lại gây tắc nghẽn, khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng lên dẫn đến các triệu chứng sốt, đau đầu, nghẹt mũi, đau họng, đau nhức toàn thân…
Do đó, để có thể trị bệnh hiệu quả ngoài việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và uống thuốc để giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm các triệu chứng, tăng cường sức đề kháng thì xông hơi bằng lá xông cũng giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh cảm cúm.
Các loại lá thường dùng để xông hơi
– Lá/vỏ bưởi: có chứa alpha-pinen, limonene alpha-terpineol… có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, giảm ho, sát trùng vùng mũi họng.
– Cây kinh giới: có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt, giảm đau, giúp ra mồ hôi.
– Lá tre: có tính kháng sinh thực vật, giúp hạ nhiệt, an thần rất tốt cho người bị cảm cúm.
– Cây bạc hà: có tác dụng điều trị chứng khó tiêu, hội chứng ruột kích thích, chăm sóc răng miệng thì còn có chứa tinh dầu α – β pinen, menthol… giúp kháng khuẩn, giảm đau, loãng đờm.
– Lá ngũ trảo: có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm, giúp ra mồ hôi.
– Cây hương nhu trắng (hoặc tím): Giống như lá cây ngũ trảo, cây hương nhu trắng có chứa tinh dầu eugenol và methyl eugenol, tác dụng giúp kháng khuẩn, chống viêm, hạ nhiệt, giảm đau.
– Gừng: tinh dầu gừng có tác dụng giảm đau, chống co thắt cơ trơn, giảm đau, giảm ho, chống nôn.
– Cây sả: trong cây sả có chứa tinh dầu citral, geraniol… trong cây sả có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống ho, hạ nhiệt.
Cách xông hơi hiệu quả
- Khi xông, lỗ chân lông sẽ mở to, nếu có gió lùa sẽ rất dễ nhiễm phong hàn. Vì vậy khi xông hơi cần thực hiện trong phòng kín, không có gió lùa. Sau khi chọn được loại lá xông nên rửa sạch, cho vào nồi đổ nước xâm xấp. Đậy kín nắp vung và đun sôi.
- Để tăng hiệu quả có thể cho vào nồi nước sôi vài giọt tinh dầu tràm, bạc hà hoặc dầu gió. Tinh dầu này nhanh chóng xâm nhập lỗ chân lông và tăng tính dược lý. Người xông trùm kín chăn, xông từ 15-20 phút.
- Sau khi xông, dùng khăn khô đã chuẩn bị sẵn thấm mồ hôi thật sạch, lau khô người mới mặc quần áo vào. Tuyệt đối không được tắm ngay sau khi xông, hoặc đụng vào nước lạnh. Sau khi xông, cơ thể sẽ giảm bớt các triệu chứng bệnh, thông thoáng, dễ chịu hơn rất nhiều. Có thể ăn bát cháo nóng giải cảm với nhiều loại gia vị, rau giải cảm như tiêu, hành, lá tía tô.
Một số điều cần lưu ý
– Mỗi ngày trung bình thực hiện 1 – 2 lần, mỗi lần không quá 20 phút.
– Lau khô mồ hôi ngay sau khi xông, tránh nơi có gió, nếu không cơ thể dễ bị nhiễm lạnh ngược lại.
– Tránh xông hơi toàn thân khi bị cảm nhưng tăng tiết mồ hôi quá nhiều. Trường hợp này, có thể sử dụng liệu pháp xông hơi cục bộ.
– Phụ nữ có thai, người suy nhược sau khi bệnh nặng, người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao… cần cân nhắc trước khi xông.
– Không nên sử dụng liệu pháp xông hơi cho người bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao kéo dài, sốt do siêu vi.
Liệu pháp dùng lá xông để xông hơi trị cảm tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả đối với những trường hợp cảm cúm giai đoạn đầu. Chỉ cần thực hiện đúng quy trình và đúng chỉ định sẽ giúp bạn nhanh chóng “đẩy lùi” bệnh tật.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN THỂ THAO ĐẠI MINH QUANG
Địa chỉ: 21 Đường N, Khu Phố Ích Thạnh, Phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Hotline: 09 1214 2425
Website: https://dmqsport.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/dmqsport.vn
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPq3sngCOIw9AlvfSare46w
Add Comment